Tại sao là gọi là tuổi thơ 'sắt'?

admin

Một ngày Quốc tế Thiếu nhi nữa lại đến để chúng ta nâng niu những mầm non. Hôm nay, ENV cũng muốn hòa cùng không khí ngày này với câu chuyện về tuổi thơ "sắt" của những chú gấu ngoài kia.

Tại sao là gọi là tuổi thơ "sắt"? Vì ngay từ khi còn nhỏ, những chú gấu tội nghiệp đã bị bắt và nhốt suốt đời trong những chiếc lồng sắt, bị hút mật bằng kim sắt và ngày ngày chịu đựng sự lạnh lùng, sắt đá của những kẻ hút mật gấu và mua mật gấu.

Tất nhiên chúng ta là người, chẳng thể hiểu được suy nghĩ của những chú gấu. Nhưng ad nghĩ rằng nếu các bạn từng một lần bước vào một trang trại nuôi gấu, ngửi mùi ẩm mốc xộc ra, những tiếng gầm gừ mệt mỏi và tiếng rống đau đớn của chúng khi bị hút mật, bạn sẽ hiểu. Đó thực sự là một câu chuyện buồn, một bi kịch cứ lặng lẽ diễn ra mà chẳng mấy người quan tâm.

Khoảng 2 năm trước, ENV đã thực hiện một phim ngắn truyền thông với nội dung chính là thay lời chú gấu nói về cuộc đời mình. Chúng mình đặt tên bộ phim là "Cả đời tù ngục sau song sắt trại gấu".

"Ngày ấy tôi mới năm tháng tuổi, họ cướp tôi khỏi vòng tay mẹ...Từ đó cuộc đời tôi là chuỗi ngày dài sau song sắt với những cơn ác mộng dai dẳng với những mũi kim. Tôi chỉ ước, trước khi chết được một lần nữa cảm nhận đất mẹ mát lành dưới chân và ánh nắng mặt trời âm áp."

Đó là những gì ENV cảm nhận và muốn thay gấu nói với các bạn. Bạn sẽ cảm nhận được gì khi thấy một chú gấu bị nhốt trong lồng sắt? Hãy chia sẻ với chúng mình nhé!

 

Tin liên quan

TỰ DO

TỰ DO

Bởi admin Bình luận

Xem Thêm
CON ĐƯỢC TỰ DO RỒI!

CON ĐƯỢC TỰ DO RỒI!

Bởi admin Bình luận

Xem Thêm
Mộng và thực

Mộng và thực

Bởi admin Bình luận

Xem Thêm
CHUYỆN CỦA NGÀ VOI

CHUYỆN CỦA NGÀ VOI

Bởi admin Bình luận

Xem Thêm

Cùng chúng tôi hành động ngăn chặn sự tuyệt chủng của
các loài động vật hoang dã

ENV nỗ lực hoạt động để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam đang hủy hoại các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tạo ra các tác động lớn hơn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

1800 1522