Truyền thông

 

 

Chương trình Truyền thông và Nâng cao nhận thức cộng đồng

Từ năm 2000, ENV đã thực hiện nhiều chiến dịch nâng cao nhận thức với mục tiêu giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ ĐVHD.

ENV sử dụng nhiều cách thức tiếp cận khác nhau thông qua các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, cũng như tổ chức các sự kiện với sự tham gia của những người  nổi tiếng hay các chiến dịch trên Internet. 

 

CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

 

GIẢM THIỂU NHU CẦU TIÊU THỤ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

ENV phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông và mạng lưới hơn 300 nhà báo, phóng viên nhằm tăng cường việc truyền tải thông điệp về bảo vệ ĐVHD tới người dân. Chương trình giáo dục môi trường lưu động của ENV đã được thực hiện tại nhiều vùng miền trên khắp cả nước nhằm truyền tải thông điệp bảo vệ ĐVHD đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau, từ học sinh - sinh viên, người dân vùng đệm VQG/KBT đến các cán bộ cơ quan chức năng địa phương.

ENV thường xuyên tổ chức các buổi triển lãm tại các khu vực công cộng hay các buổi nói chuyện chuyên đề về bảo vệ ĐVHD cho sinh viên các trường đại học, khuyến khích sinh viên cùng tham gia bảo vệ ĐVHD. 

 

 

ENV đã phối hợp chặt chẽ với hơn 300 tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan, chợ, bệnh viện và các hiệu thuốc Đông y với mục đích nâng cao ý thức cho nhân viên của các doanh nghiệp và người dân trong việc bảo vệ ĐVHD.

Xem thêm về chương trình giảm thiểu giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ, tập trung vào một số loài nguy cấp quý hiếm như: gấu, hổ, tê giác, tê tê.


 

 

 

PHIM NGẮN TRUYỀN THÔNG

Kể từ năm 2004, ENV liên tục phát hành các phim truyền thông bảo vệ động vật hoang dã. Các phim này có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng giúp truyền tải thông điệp tới đông đảo cộng đồng. Với sự hỗ trợ của các đài Truyền hình Trung ương và địa phương, các đối tác truyền thông như RailTV, Goldsun Focus Media, Chicilon Media, các phim của ENV thường được phát sóng trên 50 – 60 kênh truyền hình, trên tàu tốc hành Bắc Nam và nhiều địa điểm, tòa nhà lớn.

Với những thông điệp nhân văn về bảo vệ động vật hoang dã, những lời cảnh báo răn đe những hành vi trái phép, ENV hi vọng sẽ truyền tải được thông điệp quan trọng này tới cộng đồng nhiều hơn trong tương lai.

 

 

Hơn 40 phim ngắn truyền thông được Phòng truyền thông & Nâng cao nhận thức của ENV lên ý tưởng, thực hiện và phát sóng 

Bên cạnh đó, các phim ngắn cũng được ENV đăng tải tại:

- Youtube Trung tâm Giáo dục Thiên nhiênPhim ngắn truyền thông bảo vệ ĐVHD

- Website Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên: Clip truyền thông

 

 

 

 

 

MỘT SỐ THÀNH TỰU NỔI BẬT CỦA ENV TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG
  • Sản xuất hơn 40 phim ngắn truyền thông đưa thông điệp về bảo vệ ĐVHD đến hàng triệu người xem truyền hình.
  • Hợp tác cùng Đài tiếng nói Việt Nam thực hiện các chương trình phát thanh hàng tháng cùng hàng nghìn quảng cáo về bảo vệ ĐVHD từ năm 2005.
  • Tổ chức trên 700 triển lãm bảo vệ ĐVHD tại các thành phố lớn. 
  • Huy động sự tham gia của hơn 300 cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp lớn, chợ trên cả nước vào chương trình "Khu vực an toàn với động vật hoang dã".

 

 

 
  • Hợp tác với hơn 50 nghệ sỹ, những người nổi tiếng thực hiện các chiến dịch truyền thông online, offline nhằm bảo vệ ĐVHD.
  • Hàng trăm website, diễn đàn lớn đăng tải thông điệp về ĐHVD.
  • Chủ trì và tổ chức thành công nhiều sự kiện truyền thông như: Ngày Gấu Việt Nam, Cuộc thi vẽ tranh bảo vệ gấu (2005), Cuộc thi vẽ tranh "Hành động vì động vật hoang dã", Giải thưởng Cống hiến về bảo vệ ĐVHD, các giải chạy thường niên về bảo vệ ĐVHD (từ năm 2015) như "Chạy vì Tê giác" (2015), “Chạy vì gấu” (2017), “Chạy vì hổ” (2018), "Động vật hoang dã không phải là thuốc" (2022).
  • Quản lý Mạng lưới Tình nguyện viên bảo vệ ĐVHD với hơn 10.000 thành viên ở 59 tỉnh/thành phố, trong đó nòng cốt là 8 nhóm câu lạc bộ tình nguyện bảo vệ ĐVHD tại các điểm nóng về tiêu thụ ĐVHD trên cả nước.

 

 

 

 Mạng lưới câu lạc bộ thành viên ENV tại các địa phương 

 

  

 

Cùng chúng tôi hành động ngăn chặn sự tuyệt chủng của
các loài động vật hoang dã

ENV nỗ lực hoạt động để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam đang hủy hoại các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tạo ra các tác động lớn hơn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

1800 1522