Hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã 2022

admin

Nhằm hỗ trợ các cơ quan chức năng trong công tác quản lý, bảo vệ ĐVHD cũng như xử lý các vi phạm có liên quan, từ năm 2018 đến nay, ENV đã phát hành và thường xuyên cập nhật tài liệu “Hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã”. Tài liệu này được ENV biên soạn trên cơ sở tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD cũng như đúc kết kinh nghiệm từ công tác xử lý vi phạm thực tiễn của cơ quan chức năng qua từng thời điểm. Tài liệu cung cấp đầy đủ các căn cứ pháp lý, cách thức xử lý vi phạm liên quan đến ĐVHD và biện pháp xử lý ĐVHD sau khi bị tịch thu.

Sau khi phát hành, tài liệu này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía các cơ quan chức năng, cho biết đây là một công cụ hữu ích hỗ trợ các cơ quan trong công tác quản lý, bảo vệ ĐVHD và xử lý các vụ án, vụ việc vi phạm về ĐVHD.

Vừa qua, ENV đã tiếp tục phát hành tài liệu “Hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã 2022” với những điểm mới đáng chú ý như sau:

  • Bổ sung những quy định của Nghị định số 84/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Trong đó, đáng lưu ý là cập nhật những thay đổi trong quy định pháp luật sau khi Nghị định số 84/2021/NĐ-CP bổ sung định nghĩa “động vật hoang dã” cũng như cập nhật Danh mục loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và mức độ bảo vệ để phù hợp với Danh mục loài ban hành kèm theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP. 
  • Cập nhật nội dung của Nghị định số 07/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, chăn nuôi; trong đó có một số nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp như: quy định xử phạt đối với hành vi quảng cáo các loại lâm sản không phải hàng cấm, quy định xử phạt đối với loài nguy cấp thuộc Phụ lục III CITES và loài ĐVHD trên cạn khác...;
  • Cập nhật lại Danh mục giấy tờ hợp pháp cần thiết cho các hoạt động khai thác, gây nuôi, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu các loài ĐVHD;
  • Bổ sung một Phụ lục mới về Danh sách các cơ sở tiếp nhận, cứu hộ và bảo tồn loài hoang dã tại Việt Nam (cập nhật đến tháng 6/2022);
  • Cập nhật lại Danh sách các doanh nghiệp có khả năng thẩm định giá đối với động vật hoang dã (cập nhật đến tháng 6/2022), nhằm hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các vụ việc cần phải tiến hành định giá đối với ĐVHD.

Tài liệu này được chia sẻ đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc và các cán bộ có liên quan để tham khảo trong quá trình trực tiếp quản lý, xử lý vi phạm về ĐVHD.

Tags:

Tin liên quan

RA MẮT PHIM NGẮN TRUYỀN THÔNG: PHÓNG SINH ĐỘNG VẬT HOANG DÃ: THIỆN HAY ÁC?

RA MẮT PHIM NGẮN TRUYỀN THÔNG: PHÓNG SINH ĐỘNG VẬT HOANG DÃ: THIỆN HAY ÁC?

Bởi admin Bình luận

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) vừa…

Xem Thêm
CUỘC CHIẾN BẢO TỒN CÁC LOÀI CHIM HOANG DÃ TẠI VIỆT NAM

CUỘC CHIẾN BẢO TỒN CÁC LOÀI CHIM HOANG DÃ TẠI VIỆT NAM

Bởi admin Bình luận

Việt Nam là một trong 25 quốc gia có hệ…

Xem Thêm

Cùng chúng tôi hành động ngăn chặn sự tuyệt chủng của
các loài động vật hoang dã

ENV nỗ lực hoạt động để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam đang hủy hoại các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tạo ra các tác động lớn hơn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

1800 1522