Giải cứu và chuyển giao thành công nhiều cá thể ĐVHD

admin

Trong tuần qua, hoạt động của Đường dây nóng Bảo vệ ĐVHD đã rất thành công trong việc hỗ trợ giải cứu và chuyển giao nhiều cá thể ĐVHD.

 

 

936268 528056397239956 1018822323 n

3 cá thể mèo rừng được chuyển giao (Ảnh do người dân cung cấp)

 

Ngày 18/4, một Tình nguyện viên thuộc Mạng lưới Bảo vệ ĐVHD đã gọi tới Đường dây nóng để thông báo về trường hợp một cá thể khỉ mặt đỏ bị nuôi nhốt tại một nhà dân ở xóm 34, xã Châu Bình, huyên Quỳ Châu, Nghệ An. Thông tin đã được chuyển tới Hạt kiểm lâm huyện Quỳ Châu và các cán bộ kiểm lâm đã tới tịch thu cá thể này ngay trong ngày 18/4. Tới ngày 22/4, cá thể khỉ đã được chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ ĐVHD Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An.

khimatdo

Cá thể khỉ mặt đỏ được giải cứu (Ảnh: VOV.vn)

 

 

 

Ngày 19/4, Đường dây nóng nhận được cuộc gọi từ một người dân ở thôn Mỗ 2, xã Bình Thạnh, huyện Cao Phong, Hòa Bình thông báo muốn chuyển giao hai cá thể cu li. Cán bộ của ENV đã gọi điện tới Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp (EPRC) để nhờ tư vấn cho người dân cách chăm sóc các cá thể cu li này trước khi được chuyển giao. Tới ngày 22/4, Trung tâm EPRC đã tiếp nhận thành công hai cá thể này.

 

Cũng trong ngày 19/4, một người dân đã gọi tới Đường dây nóng thông báo tìm thấy ba cá thể ĐVHD con tại khu vực bãi giữa sông Hồng, huyện Mê Linh, Hà Nội. ENV đã chuyển bức ảnh do người dân cung cấp cho Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vậ (IEBR) để nhờ định dạng. Sau khi xác định đây chính là các cá thể mèo rừng con, các cán bộ ENV đã thông báo tới Trung tâm cứu hộ ĐVHD và kỹ thuật bảo vệ rừng (Trung tâm Cứu hộ Sóc Sơn, Hà Nội). Tới ngày 23/4, ba cá thể này đã được chuyển giao thành công cho Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn.

 

Cu li (Nycticebus sp.) và mèo rừng (Prionailurus bengalensis) thuộc nhóm 1B của Nghị định 32/2006/NĐ-CP, là nhóm các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.


Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) thuộc nhóm 2B của Nghị định 32/2006/NĐ-CP, là nhóm các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại.

 

(Theo hồ sơ lưu số 4828, 4881 và 4886/ ENV)

Tin liên quan

RA MẮT PHIM NGẮN TRUYỀN THÔNG: PHÓNG SINH ĐỘNG VẬT HOANG DÃ: THIỆN HAY ÁC?

RA MẮT PHIM NGẮN TRUYỀN THÔNG: PHÓNG SINH ĐỘNG VẬT HOANG DÃ: THIỆN HAY ÁC?

Bởi admin Bình luận

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) vừa…

Xem Thêm
CUỘC CHIẾN BẢO TỒN CÁC LOÀI CHIM HOANG DÃ TẠI VIỆT NAM

CUỘC CHIẾN BẢO TỒN CÁC LOÀI CHIM HOANG DÃ TẠI VIỆT NAM

Bởi admin Bình luận

Việt Nam là một trong 25 quốc gia có hệ…

Xem Thêm

Cùng chúng tôi hành động ngăn chặn sự tuyệt chủng của
các loài động vật hoang dã

ENV nỗ lực hoạt động để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam đang hủy hoại các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tạo ra các tác động lớn hơn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

1800 1522