admin
Ngày 13/09/2022, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã tổ chức Tọa đàm “Giải pháp quản lý hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã tại Việt Nam” với sự tham gia của đại diện ENV, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và một số cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia, tổ chức bảo tồn.
Ông Thomas Lyons - Đại diện Đại sứ Quán Hoa Kỳ phát biểu tại tọa đàm
Việt Nam hiện đang có khoảng 9.000 cơ sở nuôi thương mại động vật hoang dã (ĐVHD) đã được cấp phép và ước tính còn nhiều cơ sở hoạt động tự phát hoặc đang trong quá trình chờ cấp phép. Có nhiều bằng chứng cho thấy cơ chế quản lý lỏng lẻo và thiếu sự giám sát hiệu quả đối với hoạt động nuôi thương mại ĐVHD đã tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng nhằm thu lợi bất chính từ việc nhập lậu và hợp pháp hóa ĐVHD có nguồn gốc bất hợp pháp. Các cơ sở có thể dễ dàng mua bán “giấy phép vận chuyển” để chứng minh nguồn gốc hợp pháp của ĐVHD. Một số cơ sở đã và đang nuôi nhốt ĐVHD có nguồn gốc bất hợp pháp trong một thời gian dài trước khi đăng ký với cơ quan chức năng, hoặc nuôi các loài không phải là loài được cấp phép. Chính vì vậy, hoạt động gây nuôi thương mại ĐVHD đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của đất nước.
Toàn cảnh tọa đàm
Tại buổi tọa đàm, bà Bùi Thị Hà - Phó Giám đốc, ENV chia sẻ: “Chúng ta phải nhìn thẳng vào thực tế là cơ chế quản lý hoạt động gây nuôi thương mại ĐVHD hiện tại vừa chưa rõ ràng vừa không đủ hiệu quả để ngăn chặn tình trạng nhập lậu, buôn bán ĐVHD bất hợp pháp. Việc ban hành Danh mục ĐVHD được phép nuôi thương mại và giới hạn hoạt động nuôi thương mại ĐVHD chỉ trong những loài này là một giải pháp đơn giản, hữu hiệu, góp phần định hướng cho người nuôi và tạo điều kiện cho công tác quản lý, từ đó bảo vệ tốt hơn các quần thể loài ĐVHD trong tự nhiên”.
Bà Bùi Thị Hà - Phó Giám đốc ENV
Theo nhận định của ENV, Danh mục sẽ giúp giải quyết các lỗ hổng trong quản lý hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã tại Việt Nam. Cụ thể:
Ông Nguyễn Quảng Trường - chuyên gia của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật chia sẻ: “Để phát triển bền vững nghề gây nuôi ĐVHD vì mục đích thương mại cần đảm bảo các yếu tố sau: 1) có quy hoạch hợp lý về vùng nuôi, đối tượng nuôi và quy mô nhân nuôi; 2) có đánh giá và dự báo thị trường; 3) có hướng dẫn kỹ thuật nuôi và đánh giá rủi ro; 4) quản lý và giám sát hiệu quả. Những loài nên đưa vào nuôi thương mại bao gồm các loài sinh sản tốt trong điều kiện nuôi nhốt, có hiệu quả kinh tế và không bị đe dọa tuyệt chủng trong tự nhiên.”
Các khách mời chia sẻ tại tọa đàm
Việc ban hành một danh mục các loài ĐVHD được phép gây nuôi vì mục đích thương mại là giải pháp bước đầu được kì vọng có thể ngăn chặn tình trạng lợi dụng lỗ hổng pháp luật về quản lý hoạt động gây nuôi thương mại ĐVHD, loại bỏ những tác động tiêu cực của hoạt động này đối với các loài ĐVHD đang bị đe dọa và đơn giản hóa đáng kể các thủ tục cho cả người nuôi và cơ quan quản lý trên toàn quốc. Về lâu dài, giải pháp này cũng cần kết hợp cùng với việc hoàn thiện hệ thống chính sách và tăng cường thực thi pháp luật để quản lý toàn diện, hiệu quả hoạt động gây nuôi thương mại ĐVHD vì lợi ích bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo tương lai an toàn cho các loài ĐVHD, đồng thời cho phép người dân phát triển kinh tế và tăng lợi nhuận mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến thiên nhiên.
Tags:
Tin hoạt độngBởi admin Bình luận
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) vừa…
Xem ThêmBởi admin Bình luận
Ngày 18/7/2024, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng…
Xem ThêmBởi admin Bình luận
Việt Nam là một trong 25 quốc gia có hệ…
Xem Thêm1800 1522