admin
Chương trình quốc gia về bảo tồn hổ giai đoạn 2014 - 2022 vừa được Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt. Theo đó, đối với bảo tồn nội vi tập trung vào các khu vực có khả năng còn hổ sinh sống; các khu vực có tiềm năng phục hồi hổ ở các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên trong đó, tập trung chủ yếu ở các Vườn quốc gia Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh), Pù Mát (tỉnh Nghệ An), Yok Đôn (tỉnh Đắk Lắk), Chư Mom Ray (tỉnh Kon Tum) và các Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp (tỉnh Sơn La), Sông Thanh (tỉnh Quảng Nam).
Xác lập khu vực ưu tiên bảo tồn hổ
Một trong các nội dung của Chương trình là xác lập khu vực ưu tiên bảo tồn hổ. Cụ thể, việc đánh giá hiện trạng và tiến hành xác lập các khu vực ưu tiên bảo tồn hổ được thực hiện lồng ghép với các nội dung trong các Chương trình, Chiến lược liên quan đã được phê duyệt như: Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020; Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030; Chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Bên cạnh đó, điều tra, nghiên cứu, đánh giá mức độ khả thi phục hồi hổ tại các khu vực có hổ sinh sống bao gồm các Vườn quốc gia Pù Mát, Vũ Quang, Chư Mom Ray, Yok Đôn và các Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp và Sông Thanh; đề xuất xây dựng các hành lang bảo tồn sinh cảnh sống của hổ trong tự nhiên; tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn và hạn chế những hành động gây tác động tiêu cực đến khu vực sinh sống của hổ trong tự nhiên.
Ngăn chặn các hành vi săn bắt hổ trái phép
Nội dung khác của Chương trình là tăng cường quản lý, giám sát hoạt động gây nuôi bảo tồn hổ. Trong đó, điều tra, thống kê và lập hồ sơ quản lý toàn bộ số hổ đang được nuôi tại Việt Nam; thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia để quản lý, nhận dạng các cá thể hổ nuôi (thực hiện qua hồ sơ gen, hình ảnh, gắn chíp điện tử và gắn thẻ đánh dấu).
Xây dựng, thực hiện các chương trình nghiên cứu về gây nuôi bảo tồn và tái thả hổ về vùng phân bố tự nhiên; thực hiện chương trình di chuyển, thả lại, phục hồi quần thể hổ trong các sinh cảnh có hổ hoang dã phân bố. Trong đó, khuyến khích sự tham gia của các cơ sở nuôi hổ hợp pháp trong việc thực hiện Chương trình.
Ngoài ra, tăng cường hiệu quả trong công tác phòng ngừa, đấu tranh và xử lý các hành vi vi phạm về bảo tồn hổ và con mồi của hổ, trong đó, thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho các cán bộ thực thi pháp luật về bảo tồn hổ ở các ngành: Công an, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng; nội dung đào tạo, bồi dưỡng tập trung vào các vấn đề về phòng, chống, ngăn chặn các hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép hổ, sản phẩm, dẫn xuất của hổ và con mồi hổ.
Tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin hợp tác quốc tế trong phòng ngừa, điều tra và xử lý các vụ án buôn bán, vận chuyển trái phép hổ xuyên biên giới; xây dựng trung tâm lưu trữ quốc gia cơ sở dữ liệu và các mẫu vật hổ; thực hiện kiểm kê và đánh dấu tất cả các mẫu vật hổ đang được lưu giữ tại các cơ sở của tổ chức, cá nhân, như: Bảo tàng, cơ sở trưng bày, vườn thú và lập hồ sơ quản lý.
Nguồn: Báo điện tử Chính phủ
Bởi admin Bình luận
[Lao Động] Cơ quan công an đã tịch thu các…
Xem ThêmBởi admin Bình luận
3 bộ da và cặp đầu hổ trên chiếc taxi…
Xem Thêm1800 1522