Bảo tồn đa dạng sinh học rừng thiên nhiên Trung Trường Sơn

admin

Trong hai ngày 10-11/11, Hội thảo "Khảo sát các loài thú theo phương pháp chuẩn nhằm hỗ trợ thực thi pháp luật và đánh giá mức độ thành công nhìn từ công tác bảo tồn sinh học rừng cảnh quan thiên nhiên Trung Trường Sơn" đã diễn ra tại thành phố Huế.

Nov12-bao-ton-rung-Truong-Son

  

Ảnh minh họa. An Hiếu/TTXVN. 

Hội thảo là hoạt động trong khuôn khổ dự án "Dự trữ cácbon và bảo tồn đa dạng sinh học rừng," gọi tắt là Dự án Carbi do Bộ Môi trường, Bảo tồn và An toàn, Cộng hòa liên bang Đức tài trợ, thực hiện trong giai đoạn 2011-2016.

Mục tiêu của hội thảo là tham vấn các bên liên quan nhằm chia sẻ những bài học kinh nghiệm, các cơ hội và thành thức của việc áp dụng phương pháp chuẩn trong giám sát đa dạng sinh học; xác định những nhu cầu để tiếp tục triển khai và mở rộng những hoạt động thực thi pháp luật và khảo sát đa dạng sinh học trong những năm tiếp theo; đồng thời đề xuất cho một chương trình quốc gia về khảo sát đa dạng sinh học của các loài thú được chuẩn hóa.

Hội thảo tập trung đánh giá kết quả thu thập từ các khu bảo tồn trong khu vực thời gian qua góp phần ngăn chặn nạn phá rừng và suy thoái rừng tại khu vực biên giới Nam Lào và miền Trung Việt Nam, đặc biệt là các khu bảo tồn Vườn Quốc gia Bạch Mã, Khu bảo tồn Sao la tỉnh Quảng Nam, Khu Bảo tồn Sao la Thừa Thiên-Huế nằm tại khu vực phía nam của vùng Trung Trường Sơn. Khu vực này rất giàu có về đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng cho người dân và các ngành kinh tế tại khu vực.

Bên cạnh đó, để bảo vệ loài sao la quý hiếm và những loài nguy cấp khác có giá trị sinh học cấp toàn cầu, những hoạt động của dự án Carbi còn được thực hiện ở khu vực biên giới tiếp giáp với Vườn Quốc gia XeSáp (Lào) tạo mối liên kết các khu bảo tồn và các hành lang sinh học trong vùng Trung Trường Sơn. Việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Chính phủ ở Việt Nam và Lào để tăng cường bảo vệ các khu vực bảo tồn cũng được thực hiện trong khuôn khổ dự án Carbi.

Theo ông Đinh Khắc Đính, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, tại Thừa Thiên-Huế, kết quả đạt được của dự án Carbi là qua giám sát đa dạng sinh học đã phát hiện các loài sao la và mang ở cảnh quan Trung Trường Sơn, từ đó hình thành mô hình đội tuần tra bảo vệ rừng, thành lập Khu bảo tồn Sao la ở tỉnh Thừa Thiên-Huế. Kết quả này đã góp phần giảm thiểu các mối đe dọa đối với sao la và các loài động vật nguy cấp, bảo vệ nguyên vẹn cảnh quan thiên nhiên Trung Trường Sơn, tăng cường các giải pháp kỹ thuật trong giám sát và quản lý bảo tồn đa dạng sinh học; đồng thời cải thiện sinh kế cho người dân các địa phương.

Trên cơ sở thành công bước đầu của dự án, Viện nghiên cứu động vật và thiên nhiên Leibniz tiếp tục nghiên cứu về tính đa dạng của sự sinh tồn và các mối tương tác giữa động vật hoang dã với con người và và môi trường sống của chúng; tổng hợp nghiên cứu định hướng ứng dụng để xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất ra các phương pháp mới để bảo tồn các loài động vật hoang dã; đồng thời sử dụng chủ yếu các kỹ thuật không gây tác động đến cảnh quan khu vực, như hệ thống bẫy ảnh giúp nghiên cứu loài và quần thể của chúng.

Viện nghiên cứu động vật và thiên nhiên Leibniz cũng xác định nhu cầu trong những năm tiếp theo để điều chỉnh, tiếp nối và mở rộng các hoạt động thực thi pháp luật cũng như nghiên cứu về đa dạng sinh học rừng cảnh quan thiên nhiên Trung Trường Sơn.

Tin nguồn: vietnamplus.vn

Tin liên quan

Con dâu livestreamm mẹ chồng bị tuyên phạt 24 tháng tù

Con dâu livestreamm mẹ chồng bị tuyên phạt 24 tháng tù

Bởi admin Bình luận

[Lao Động] Cơ quan công an đã tịch thu các…

Xem Thêm
3 bộ da và cặp đầu hổ trên chiếc taxi đỗ sau sân bóng

3 bộ da và cặp đầu hổ trên chiếc taxi đỗ sau sân bóng

Bởi admin Bình luận

3 bộ da và cặp đầu hổ trên chiếc taxi…

Xem Thêm

Cùng chúng tôi hành động ngăn chặn sự tuyệt chủng của
các loài động vật hoang dã

ENV nỗ lực hoạt động để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam đang hủy hoại các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tạo ra các tác động lớn hơn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

1800 1522