Bắc Giang: Hai cá thể khỉ quý, hiếm được giải cứu về Trung tâm cứu hộ

admin

Sáng ngày 05/9/2018, Phòng Thanh tra pháp chế, Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang phối hợp với Hạt Kiểm lâm thành phố Bắc Giang đã chuyển giao cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội chăm sóc, theo dõi, nhằm phục hồi các tập tính hoang dã của loài, trước khi thả về môi trường tự nhiên 01 cá thể Khỉ vàng (tên khoa học Macaca mulatta), giới tính cái, có trọng lượng 8 kg và 01 cá thể Khỉ mặt đỏ (tên khoa học Macaca arctoides), giới tính đực, có trọng lượng 20 kg; do Bệnh viện sản nhi Bắc Giang tự nguyện giao, nộp cho cơ quan Kiểm lâm.

 

Hai loài Khỉ vàng và Khỉ mặt đỏ đều là động vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB (hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại); theo quy định của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Được biết, 02 cá thể khỉ trên do người dân đã cho, tặng Bệnh viện nuôi từ năm 2012 đến nay, với mục đích làm cảnh. Quá trình nuôi nhận thấy việc nuôi, nhốt động vật hoang dã của Bệnh viện không được cơ quan có thẩm quyền cho phép là sai với quy định của pháp luật, nên Bệnh viện đã tự nguyện giao, nộp cho Nhà nước.

Sau khi nhận bàn giao 02 cá thể khỉ quý, hiếm do Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang chuyển giao, ông Nguyễn Duy Hải, Phó trưởng Phòng kỹ thuật Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội chia sẻ:

“Thời gian qua, Trung tâm Cứu hộ đánh giá rất cao những nỗ lực của lực lượng Kiểm lâm Bắc Giang trong việc cứu hộ, bảo tồn những cá thể động vật hoang dã do mua, bán, vận chuyển trái phép tịch thu hoặc người dân tự nguyện giao nộp rồi chuyển giao cho Trung tân Cứu hộ, để phục hồi tập tính hoang dã rồi tái thả về môi trường tự nhiên. Thời gian tới, mong rằng Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang tiếp tục phối hợp với Trung tâm để cứu hộ, bảo tồn các loài động vật hoang dã, góp phần vào công tác bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học các nguồn gen động vật rừng quý, hiếm của đất nước”.

Cùng với đó, ông Hà Ngọc Thu, Trưởng Phòng Hành chính Quản trị - Bệnh viện sản nhi Bắc Giang cũng chia sẻ thêm:

“Thời gian qua, 02 cá thể khỉ trên được nuôi nhốt tại Bệnh viện với điều kiện chuồng nuôi chật, hẹp đã ảnh hưởng tới tập tính hoang dã của loài. Nay, Bệnh viện rất mừng khi 02 cá thể khỉ được chuyển giao tới Trung tâm cứu hộ để chăm sóc, phục hồi tập tính hoang dã của loài rồi tái thả về môi trường tự nhien, nhằm bảo vệ nguồn gen quý, hiếm của đất nước”.
Hiện nay, tình trạng săn bắn, mua, bán, vận chuyển trái phép các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, dẫn đến bị giảm sút nghiêm trọng về số lượng trong tự nhiên. Nguyên nhân xuất phát từ lợi nhuận cao, cho nên một số người dân đã bất chấp các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ đã săn bắn, mua, bán cũng như tiêu thụ trái phép. Do vậy, đòi hỏi mỗi người dân phải thường xuyên kết hợp với cơ quan chức năng cùng chung tay bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm khỏi nạn tuyệt chủng.
Việc, lực lượng Kiểm lâm Bắc chuyển giao cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội chăm sóc, theo dõi, nhằm phục hồi các tập tính hoang dã của loài, trước khi thả về môi trường tự nhiên 02 cá thể khỉ quý, hiếm có ý nghĩa to lớn trong công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

Nguồn: Dương Đại Tiến - Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang

Tin liên quan

RA MẮT PHIM NGẮN TRUYỀN THÔNG: PHÓNG SINH ĐỘNG VẬT HOANG DÃ: THIỆN HAY ÁC?

RA MẮT PHIM NGẮN TRUYỀN THÔNG: PHÓNG SINH ĐỘNG VẬT HOANG DÃ: THIỆN HAY ÁC?

Bởi admin Bình luận

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) vừa…

Xem Thêm
CUỘC CHIẾN BẢO TỒN CÁC LOÀI CHIM HOANG DÃ TẠI VIỆT NAM

CUỘC CHIẾN BẢO TỒN CÁC LOÀI CHIM HOANG DÃ TẠI VIỆT NAM

Bởi admin Bình luận

Việt Nam là một trong 25 quốc gia có hệ…

Xem Thêm

Cùng chúng tôi hành động ngăn chặn sự tuyệt chủng của
các loài động vật hoang dã

ENV nỗ lực hoạt động để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam đang hủy hoại các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tạo ra các tác động lớn hơn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

1800 1522