admin
Chỉ trong tháng 1/2018, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ghi nhận có 72 cá thể động vật hoang dã (ĐVHD) đã được giải cứu, nhờ việc thông báo vi phạm từ những người dân, cũng như sự hành động nhanh chóng, quyết liệt của các cơ quan chức năng có liên quan trong việc bắt giữ các đối tượng và tịch thu các tang vật. Bên cạnh đó, cũng nhờ tin báo của người dân qua đường dây nóng, ngày 24/1 vừa qua, Cảnh sát Kinh tế và Môi trường quận Tân Bình, TP.HCM đã bắt giữ 1 đối tượng đang trên đường vận chuyển 2 cá thể tê tê bị moi ruột và ngâm rượu.
2 cá thể tê tê đã chết bị CSMT Quận Tân Bình, TP.HCM tịch thu.
72 cá thể ĐVHD trên đã được giải cứu khi đang bị nuôi nhốt trái phép và bị rao bán.
Theo ghi nhận của ENV, việc nuôi nhốt trái phép các loài ĐVHD làm cảnh tại các hộ gia đình, nhà hàng, quán cà phê hiện vẫn rất phổ biến. Ngày 16/1, cơ quan chức năng huyện Thống Nhất đã giải cứu 2 chú cu li đang bị nuôi nhốt làm cảnh tại một trạm dừng chân ở Đồng Nai. Ngày 19/1, một cá thể khỉ bị nuôi tại quán cà phê ở Đà Nẵng đã được giải cứu và thả về Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. Ngày 25/1, 2 cá thể rùa vốn bị nuôi nhốt trong một nhà hàng ở Phú Quốc, Kiên Giang đã được giải cứu và thả về vùng biển địa phương... Cùng với đó, cũng có không ít người dân đã tự nguyện chuyển giao các cá thể ĐVHD của mình. Tiêu biểu, 5 cá thể rùa đã được chuyển giao đến Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi trong hai ngày 8 và 15/1 vừa qua. Điều này cho thấy ngày càng có nhiều người dân nhận thức đúng đắn về việc nuôi nhốt ĐVHD. Nuôi nhốt trái phép ĐVHD gây ra nhiều hệ lụy khôn lường đối với các cá thể bị nuôi nhốt, với đa dạng sinh học và với chính bản thân những người giữ.
Cá thể culi bị nuôi nhốt tại Đà Nẵng.
Ngoài ra, ENV vẫn thường xuyên ghi nhận nhiều trường hợp quảng cáo, buôn bán trái phép các loài ĐVHD với diễn biến ngày càng phức tạp. Như trường hợp ngày 17/1 vừa qua, 6 cá thể khỉ đuôi dài, 12 rùa ba gờ, 5 kỳ đà cùng một số loài ĐVHD khác đã được giải cứu tại nhiều cửa hàng ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Không chỉ bày bán và quảng cáo ngay tại cửa hàng, quán ăn, nhiều đối tượng đã lợi dụng facebook để thực hiện hành vi buôn bán ĐVHD của mình nhằm thoát khỏi sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. Riêng trong năm 2017, Phòng Bảo vệ động vật hoang dã của ENV đã ghi nhận 65,2% trong tổng số trường hợp vi phạm về ĐVHD liên quan đến việc buôn bán, quảng cáo.
Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc ENV chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng trước sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cả cộng đồng về các vấn đề liên quan đến ĐVHD, góp phần không nhỏ trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm về ĐVHD. Chúng tôi hi vọng sẽ tiếp tục nhận được những thông báo vi phạm từ người dân thông qua đường dây nóng 1800-1522 để ngày càng có nhiều hơn nữa các cá thể ĐVHD được trở về tự nhiên.”.
Theo quy định của pháp luật, hành vi nuôi nhốt, tàng trữ ĐVHD trái phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 500 triệu đồng theo Nghị định 157/2013/NĐ-CP và Nghị định 103/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 41/2017/NĐ-CP) hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự lên đến 15 năm tù theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Tags:
Tin hoạt độngBởi admin Bình luận
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) vừa…
Xem ThêmBởi admin Bình luận
Ngày 18/7/2024, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng…
Xem ThêmBởi admin Bình luận
Việt Nam là một trong 25 quốc gia có hệ…
Xem Thêm1800 1522